GẶP THIỀN SƯ LÊ MẠNH THÁT – Võ Văn Hoa

* Một ngày mất điện . Cái nắng miền Trung bỏng rát. Những người bạn của tôi đang khi nhâm nhi ly cà phê ở Hồ Gia Viên, anh Mai Văn Giảng từ Hà Nội vào điện về thăm tự thất của Thiền sư – GSTS Lê Mạnh Thát ở thôn Cu Hoan, xã Hải Thiện, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị và chúng tôi lên đường.

Thiền sư tuổi Giáp thân, năm nay 68 tuổi, thông tuệ. Hiện là Phó Viện trưởng Viện  Nghiên cứu Phật giáo VN tại TP Hồ Chí Minh.

 Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia:
alt

alt

Giáo sư, tiến sĩ Lê Mạnh Thát (người thứ 3, bên phải sang) tại Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc 2008

“Giáo sư, tiến sĩ, sử gia, thiền sư[1] Lê Mạnh Thát hay Thượng tọa Thích Trí Siêu sinh ngày 15 tháng 4 năm 1944 tại Quảng Trị. Ông là người được biết nhiều bởi những công trình nghiên cứu về lịch sử Phật giáo cũng như lịch sử Việt Nam. Một số các phát hiện mới của ông về lịch sử Việt Nam gây chấn động giới nghiên cứu sử. Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam chính thức công nhận ông là “Người viết sách về văn học và lịch sử Phật giáo nhiều nhất Việt Nam”

Là một nhà tu hành xuất gia từ bé, nhưng ông vẫn để tóc. Năm 1959, ông vào Huế trọ ở chùa Báo Quốc và theo học tại Quốc học Huế. Tại chùa Báo Quốc có mở xưởng làm xì dầu. Ông được phân công phụ trách xem quá trình thuỷ phân có dư xút hoặc axít, hàm lượng đạm có từ bã đậu phụng. Năm 17 tuổi ông được đặc cách thi tú tài.

Năm 20 tuổi ông đậu cử nhân ngành triết học tại Viện Đại học Đà Lạt.

Từ 19651974 ông theo học tại Viện Đại học Winconsin, Madison, Hoa Kỳ, ông lấy bằng tiến sĩ y khoa, triết học, nhân chủng học.

Năm 19741975, ông là giáo sư Viện Đại học Vạn HạnhSài Gòn, giảng dạy các môn tiếng Sanskrit, lịch sử triết học Ấn Độ, lịch sử Phật giáo Việt Nam

Từ 1975-1984, ông giảng dạy tại Viện nghiên cứu Phật học Vạn Hạnhthành phố Hồ Chí Minh

Từ 1998-đến nay: ông là giáo sư, Phó Viện trưởng – Viện Nghiên cứu Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh.

Ông thông thạo hơn 15 thứ tiếng [1].

Các tác phẩm tiêu biểu của ông:

Công trình nghiên cứu của Giáo sư Tiến sĩ Lê Mạnh Thát về lịch sử và văn học Phật giáo Việt Nam gồm 26 tác phẩm với 18.322 trang, 5 bài nghiên cứu chuyên ngành gồm 140 trang, 4 tác phẩm về các đề tài Phật học 1.436 trang

  • Lịch sử Phật Giáo Việt Nam – 3 tập. NXB Tổng hợp TP.HCM phát hành năm 2006.
  • Tổng tập Văn Học Phật Giáo Việt Nam – 3 tập. NXB Tổng hợp TP.HCM phát hành năm 2006.
  • Lục độ tập kinh và lịch sử khởi nguồn của dân tộc ta.
  • Toàn tập Minh Châu Hương Hải.
  • Toàn tập Trần Thái Tông.
  • Toàn tập Trần Nhân Tông.
  • Toàn tập Toàn Nhật Quang Đài.
  • Nghiên cứu về Mâu Tử – 2 tập.
  • Chân Đạo Chánh Thống.
  • Lịch sử Âm Nhạc Phật Giáo Việt Nam.
  • Tự điển Bách Khoa Phật Giáo Việt Nam – 2 tập.
  • The Philosophy of Vasubandhu.
  • Ngữ pháp tiếng Phạn”

Gặp ông, một con người dung dị. Khi chúng tôi đến, thiền sư đang mặc bộ đồ xanh công nhân đang lao động. Ông pha trà  và sau phần giới thiệu ban đầu, ông lui ra thay trang phục và vào tiếp chúng tôi rất lịch thiệp.Trong câu chuyện Thiền sư đề cao vai trò và tư tưởng Hồ Chí Minh  và nhiều chuyện về quê hương, làng nước.

Tại đây, tôi gặp Đại đức Thích Tâm Hiệp – người cùng quê – vừa mới tổ chức trai đàn chẩn tế ở Thành Cổ xong và một số người quen biết.

Trò chuyện gần 2 tiếng đồng hồ và chúng tôi lên đường vì Thiền sư đã có xe đến đón vào Huế. Có thể nói đây là lần đầu tiên tôi gặp một Thiền sư- GSTS uyên bác nhưng rất gần gũi để lại trong tôi những ấn tượng đẹp.

Rất tiếc là thời gian…

IMG_4777

Thiền sư Lê Mạnh Thát ngồi giữa ( áo xanh)

IMG_4775

IMG_4789

Từ trái sang: Đại đức Thích Tâm Hiệp, Hòa thượng Thích Trí Siêu ( Lê Mạnh Thát)

sau khi thay trang phục, anh Mai Văn Giảng, Anh Cường từ Hà nội vào, HTT và VVH

IMG_4791

Đại đức Thích Tâm Hiệp, Hòa thượng Thích Trí Siêu ( Lê Mạnh Thát)

IMG_4793

IMG_4779

IMG_4778

IMG_4780

Đại đức Thích Tâm Hiệp ký tặng HƯƠNG HIẾU HẠNH

IMG_4787

Đại đức Thích Tâm Hiệp  tặng Võ Văn Hoa

IMG_4785

 Mai Văn Giảng và Võ Văn Hoa trước cổng chùa Lê Mạnh Thát

IMG_4784

 Mai Văn Giảng và Võ Văn Hoa

IMG_4786

Mai Văn Giảng và Bùi Như Hải

IMG_4782

Mai Văn Giảng và Bùi Như Hải

IMG_4795

Ra về !

 

Cháu ngoại